
Khó chịu quanh vùng rốn (Sỏi mật)

Sau một bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán mà bạn cảm thấy có hiện tượng đau nhức gần vai, kèm theo tình trạng đau bụng, khó chịu thì nhiều khả năng là do bệnh sỏi mật gây nên. Những hạt sỏi nhỏ xíu có thể hình thành trong túi mật từ nhiều năm trước và nó sẽ không gây đau đớn gì, trừ khi chúng rơi vào ống mật. Và cho đến khi cơ thể bạn đã tích tụ quá nhiều sỏi thì hậu quả là tình trạng đau bụng nặng thường xuyên quanh vùng rốn sẽ xảy ra.
Đột nhiên bị đau ở phía dưới bụng trái (Viêm túi thừa)

Những cơn đầy hơi kèm theo tình trạng đau ở phía dưới bụng trái có thể là dấu hiệu của viêm túi thừa. Đây là hiện tượng viêm các túi nhỏ trong ruột già, vốn là loại bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân hình thành nên căn bệnh này là do chế độ ăn của bạn chứa quá ít chất xơ. Do đó, bạn nên thay đổi chế độ ăn ngay từ bây giờ để đẩy lùi căn bệnh này.
Đau dữ dội ở phía dưới bụng phải (Viêm ruột thừa)

Triệu chứng rõ ràng nhất của chứng viêm ruột thừa có thể phát hiện thông qua tình trạng đầy hơi, sốt nhẹ, táo bón, tiêu chảy... Cơn đau sẽ tăng dần lên khi bạn hít thở, ho, hắt hơi... Dù chỉ là những hành động nhỏ nhặt cũng có thể gây áp lực lên vùng ruột thừa, từ đó làm gia tăng các cơn đau.
Căn bệnh này thường xảy ra khi ruột thừa của bạn bị viêm và mưng mủ do nhiễm trùng. Ngay lúc này, bạn cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa trước khi tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn.
Đau giữa vùng bụng (Trào ngược dạ dày thực quản)

Thỉnh thoảng xuất hiện cơn ợ nóng thì không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu nó diễn ra thường xuyên thì có thể trở thành chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, từ đó dẫn đến rối loạn tiêu hóa nếu không được điều trị sớm.
Trào ngược dạ dày là hiện tượng trào những chất lỏng và thức ăn mới được tiêu thụ một phần lẫn với axit trong dạ dày. Do đó, khi thấy có hiện tượng đau giữa vùng bụng xảy ra thường xuyên thì bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Đau nóng bụng (Viêm loét đường tiêu hóa)

Tình trạng đầy hơi, ợ nóng, tiêu hóa kém và sụt cân đều có thể là dấu hiệu ngầm cảnh báo bệnh viêm loét đường tiêu hóa trong cơ thể bạn. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do vi khuẩn H.pylori đã phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, đôi khi có thể do việc sử dụng quá liều thuốc kháng viêm non-steroid như aspirin và ibuprofen. Lúc này, bạn nên đi làm các xét nghiệm máu để biết cơ thể có nhiễm khuẩn H.pylori hay không.
Nguồn Bài Viết: Tri Thức Trẻ
-
Trị mụn từ bên trong với các nhóm thực phẩm quen thuộc bạn nhất định phải biết
-
Tìm hiểu về 5 loại đồ uống giúp giảm cân và giữ dáng
-
Để có hạnh phúc trọn vẹn mỗi ngày, hãy bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn
-
6 loại thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện hệ thống xương khớp
-
Nên ăn gì vào bữa sáng để vừa tốt cho dạ dày vừa có lợi cho sức khỏe
-
Dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ với 7 loại cây cảnh sau đây
-
10 điều vô cùng thoải mái mà bạn chỉ có được khi "độc thân vui tánh"
-
9 sai lầm bố mẹ nên tránh làm khi phát hiện con nói dối
-
5 dấu hiệu của chàng trai mà bạn có thể cùng tính chuyện trăm năm
-
5 kiểu người mà phụ nữ mạnh mẽ nhất định sẽ giữ lại trong đời cô ấy
-
7 lí do khiến cuộc sống bạn mãi mãi không có được hạnh phúc
-
7 điều thường làm khi yêu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hôn nhân sau này
-
Ngọc Trinh: Nếu không yêu, tôi sẽ không bao giờ cưới hay quen họ
-
5 idol nam có bờ vai quyến rũ nhất Kpop khiến fan "đứng ngồi không yên"
-
5 bộ phim phản ánh chân thực cuộc sống khắc nghiệt của Hàn Quốc
-
4 tips giúp bạn có lớp makeup tự nhiên như không dù chỉ là "tay mơ"
-
Mix với quần jeans cứ chọn 3 mẫu giày này là chuẩn không cần chỉnh
-
Gợi ý xem phim cho dân F.A ngán việc ở nhà "cầu mưa"